Trong những năm gần đây, thung lũng Silicon gây chú ý nhiều hơn với sự xuất hiện của một loạt các công ty như Facebook, Google, Apple hay Intel. Nó đã trở thành nguồn cảm hứng, động lực mang tính thúc đẩy sự phát triển các thành phố như Palo Alto, Mountain View và Cupertino. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng thung lũng Silicon không nhất thiết phải là một địa điểm cụ thể, nó có thể tồn tại chỉ với tư cách là một khái niệm tư duy.
Thung lũng Silicon chỉ có một và duy nhất ở Mỹ…
Nơi đây được biết đến như một trung tâm công nghệ xuyên suốt nhiều thập kỷ. Từ khu công nghệ quân sự của Hải quân và Hàng không vũ trụ Mỹ những năm 1930, cho tới các cụm công ty điện báo, đài phát thanh và các trường đại học. Tất cả đã đặt nền móng cho thung lũng Silicon thời điểm hiện tại.
![]() |
Mật độ dày đặc các công ty tại “cái nôi” của công nghệ thế giới. Ảnh: metrosiliconvalley. |
Các nhà đầu tư và các công ty lớn bị thu hút tới đây bởi các điều kiện cơ sở vật chất và nguồn nhân lực có sẵn. Đổi lại, điều này đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, việc làm và các điều kiện khác về nhà ở trong khu vực.
Những người sống và làm việc tại thung lũng này đã ủng hộ quan điểm về một Silicon độc nhất vô nhị bằng cách lập nên các cộng đồng nhỏ nhằm trao đổi ý tưởng và thúc đẩy sự phát triển nền văn hóa riêng.
…Hay chỉ tồn tại trong tư duy?
" alt=""/>Thung lũng Silicon có còn độc tôn trong làng công nghệ?Theo ông Phạm Văn Xu, Quyền Trưởng phòng Quản lý Khoa học, Sở KH&CN TP.HCM cho biết, kể từ khi công bố Chương trình sản phẩm mục tiêu cho TP, Sở KH&CN TP.HCM đã nhận được 54 đề xuất từ phía các doanh nghiệp, đơn vị nghiên cứu.
Sau một thời gian đánh giá, Sở đã lựa chọn ra được 8 sản phẩm, nhiệm vụ đáp ứng được những tiêu chí mà chương trình đưa ra. Những sản phẩm này tập trung vào 4 ngành công nghiệp trọng yếu của TP, đó là Cơ khí – chế tạo; điện tử - CNTT; hóa chất, hóa dược - Cao su nhựa; Chế biến tinh lương thực, thực phẩm. Đây đều là những ngành nghề có tiềm năng lớn để đưa ra thị trường, phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Mục tiêu của chương trình là xây dựng được những sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam. Đồng thời, nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, hoàn thiện công nghệ sản xuất và hoàn thiện sản phẩm đưa vào thị trường.
(Từ phải qua) Ông Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc SỞ KH&CN TP.HCM và ông Nguyễn Kỳ Phùng, Phó Giám đốc Sở KH&CN TP.HCM tham gia buổi hướng dẫn.
Về tiêu chí xét chọn, các đề tài, sản phẩm phải hướng tới hiệu quả kinh tế xã hội, phải ứng dụng được rộng rãi cho nhiều doanh nghiệp, cá nhân cùng sử dụng.
Chủ nhiệm đề tài cũng cần chứng minh được tính mới, ưu việt, tiên tiến của công nghệ. Phải so sánh được trình độ công nghệ mới so với công nghệ hiện có ở Việt Nam, khả năng triển khai công nghệ trong nước, tính phù hợp của công nghệ đối với phương án sản xuất và yêu cầu của thị trường.
Cùng với đó là chứng minh được lợi ích kinh tế, khả năng thị trường và cạnh tranh của sản phẩm nhiệm vụ. Về hiệu quả kinh tế mang lại khi áp dụng kết quả nghiên cứu, khả năng mở rộng thị trường ở trong nước và xuất khẩu...
Các doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu tham gia chương trình cũng phải chứng minh được năng lực thực hiện nhiệm vụ của mình. Từ đó, phát triển tiềm lực KH&CN trong doanh nghiệp cũng như xã hội…